Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục quay cuồng.
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến.
+ Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện tại Thượng Viện Hoa Kỳ    + SO SÁNH TƯ TƯỞNG “VÔ VI” CỦA LÃO TỬ VỚI TƯ TƯỞNG “VÔ VI” TRONG PHẬT GIÁO     + Ý nghĩa cài Hoa Hồng    + Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử    + Thơ: Vu lan xuống phố + Tháng bảy    + Mùa Vu Lan - nhìn lại chính mình!    + Hàn Quốc: Cảnh sát lục soát xe lãnh đạo Phật giáo     + Ăn chay đối với giới trẻ    + CẤU TRÚC SINH HỌC CỦA CON NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI ĂN CHAY     + NGHI THỨC CẦU - AN    | Trang chủ Giới Thiệu Đăng ký Tìm kiếm Góp ý Liên hệ
+ Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện tại Thượng Viện Hoa Kỳ   
+ SO SÁNH TƯ TƯỞNG “VÔ VI” CỦA LÃO TỬ VỚI TƯ TƯỞNG “VÔ VI” TRONG PHẬT GIÁO    
+ Ý nghĩa cài Hoa Hồng   
+ Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử   
+ Thơ: Vu lan xuống phố + Tháng bảy   
+ Mùa Vu Lan - nhìn lại chính mình!   
+ Hàn Quốc: Cảnh sát lục soát xe lãnh đạo Phật giáo    
+ Ăn chay đối với giới trẻ   
+ CẤU TRÚC SINH HỌC CỦA CON NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI ĂN CHAY    
+ NGHI THỨC CẦU - AN   


 Khách online 11 
 Số truy cập  
User:  
Pass:  
 
Quên mật khẩu?
  Tiểu luận  
     NHỮNG CHỨNG CỨ XÁC ĐỊNH TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG TỒN TẠI CHO ĐẾN THỜI HAI BÀ TRƯNG  

    Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ nhân dân, chống ngoại xâm đều được nhân dân ta nhớ ơn. Một trong những ngày lễ kỷ niệm mà mọi người dân yêu nước từ Nam chí Bắc đều biết và đã có từ ngàn xưa đến nay là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Bằng sự lưu truyền trong tâm trí qua hàng mấy chục thế kỷ, sự kiện đã bị thời gian xoá nhoà khá nhiều những nét chân thực lịch sử. Nhân dân ta tự xác nhận là “con rồng cháu tiên”, tổ tông mình là Hùng Vương.

    A. DẪN NHẬP
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ nhân dân, chống ngoại xâm đều được nhân dân ta nhớ ơn. Một trong những ngày lễ kỷ niệm mà mọi người dân yêu nước từ Nam chí Bắc đều biết và đã có từ ngàn xưa đến nay là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Bằng sự lưu truyền trong tâm trí qua hàng mấy chục thế kỷ, sự kiện đã bị thời gian xoá nhoà khá nhiều những nét chân thực lịch sử. Nhân dân ta tự xác nhận là “con rồng cháu tiên”, tổ tông mình là Hùng Vương.
Như mọi người đã biết, theo tài liệu lịch sử cũ, đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang, chấm dứt triều đại Hùng Vương, lập ra nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương.
Thục Phán là ai? Thục Phán từ đâu đến đánh nước Văn Lang? Đó là câu hỏi mà ngày nay các nhà khảo cổ trí giả mới tìm ra các chứng cứ để trả lời và xác định Triều đại Hùng Vương.

B.NỘI DUNG
I.ình hình nghiên cứu thời đại Hùng Vương
1.Thái độ các sử gia phong kiến đối với lịch sử thời đại hùng Vương
Các sử gia phong kiến phương Bắc từ Tư Mã Thiên, Ban Cố, đến Đạo Nguyên, Tư Mã Quang… là những sử gia có uy tín, có ảnh hưởng đến nhà triết sử đời sau. Họ đều ở quá xa đất nước ta, đã ghi chép theo sự kể lại của những quan lại thống trị miền Lĩnh Nam. Do đó, không khỏi có phần sai lạc, thiếu chính xác, đôi chỗ bị lẫn lộn sự việc vùng nọ sang vùng kia. Những người như Tăng Cổn, Thẩm Hoài Viễn, Chu Khứ Phi, tuy có thời kỳ đã từng ở Lĩnh Nam, tai nghe mắt thấy phần nào tình hình vùng Giao Chỉ, do đó việc ghi chép của họ có đôi điểm chính xác, nhưng vì họ mang sẵn lập trường quan điểm của giai cấp thống trị xâm lược nên sự ghi chép của họ thiếu khách quan. Họ phủ nhận sự độc lập phát triển của dân tộc ta, do đó họ không ghi chép thời Hùng Vương- An Dương Vương theo đúng sự thật lịch sử.
Đến thời Lê, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào các sách cũ thận trọng đưa thời Hùng Vương vào bộ sử Việt đầu tiên. Mục đích của ông là thu chép chuyện cũ “Xét rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn” để răn người đời và cũng là để tỏ rõ cho thiên hạ biết “ Nước Đại Việt ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã chia ra bờ cõi Nam Bắc. Thuỷ tổ của ta là con cháu của thần nông, trời đã sinh ra vị chân chúa, vì thế mới cùng Bắc Triều đều làm chúa một phương”
2.Những quan điểm nhận xét về thời Hùng Vương
a.Quan điểm Lạc Vương
Một số người như Nguyễn Phương và Phạm văn Sơn…bác bỏ sự tồn tại của thời đại Hùng Vương. Họ cho rằng sở dĩ có được truyện họ Hồng Bàng cũng như có được Hùng Vương là do các sử gia phong kiến Việt Nam đã dựa vào sử sách cũ, chép mười tám đời Hùng Vương của ta là mô phỏng 15 đời Hùng Vương của nước Sở. Họ chỉ công nhận: “thứ dân đầu tiên mà lịch sử nói đến ở Cổ Việt chỉ có thể là dân Lạc Việt với người đứng đầu là Lạc Vương”
b.Quan điểm Hùng Vương
Bảo vệ ý kiến này có Bùi Hữu Sủng, Phạm Hoàn Mỹ, Nguyễn Khắc Kham…họ cho rằng không có sự ghi chép lầm chữ nọ ra chữ kia, nhất là những sử gia phong kiến Việt Nam, là những bậc học rôïng tài cao. Sử cũ Trung Quốc chép sử ta không bằng ta chép sử của ta. Họ gọi vua ta là Lạc vương, còn ta gọi Vua ta là Hùng Vương vẫn đúng.
c. Quan điểm khoa học lịch sử
Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết vào thời nhà Lê. Tác giả của bộ sách này đã tước bỏ những phần hoang đường do các học giả trước đó ghi chép. Chính thức ghi vào lịch sử thời đại Hùng Vương mở đầu cho lịch sử dân tộc Việt Nam.
Những tài liệu trong thư tịch xưa, tuy còn mang nhiều tính chất hoang đường sau khi chỉnh lý chọn lọc, đã cho chúng ta thấy được một cách khái quát sự xuất hiện thời đại Hùng Vương. Nhưng ngày nay các nhà sử học vẫn còn đặt nhiều câu hỏi về Hùng Vương. Đặc biệt câu hỏi: “Triệu Đà ai viết vào sử liệu Hùng Vương?Ông là ai? Thời An Dương Vương có phải Vua cuối cùng hay không?
Để trả lời được những câu hỏi này, các nhà học giả ngày nay đã tìm tòi nghiên cứu khảo cổ, và quyết định đưa ra một số chứng cứ để xác định triều đại Hùng Vương tồn tại từ khởi nguyên cho đến năm 43 STL thời Hai bà Trưng, bát bỏ Triệu Đà và An dương Vương ra khỏi triều đại Hùng Vương.
II.Chứng cứ thứ nhất: Bứt thư của Triệu Đà gởi cho vua Hán – năm 179 TTL
“ Phía tây Âu Lạc Lỏa Quốc xưng Vương”, “Phía Tây có Tây Âu, chúng nó nữa gầy nam diện xưng Vương” ( Tiền Hán thư )
Đây là một câu trích trong thư Triệu Đà gởi cho Hán văn Đế vào năm 179 ttl mà ở trong tiền Hán thư (chính sử Trung Quốc) còn ghi nguyên văn. Thời bấy giờ vua Hán tức Hán Nam đế xuống vương quốc Triệu Đà, có lời trách cứ Triệu Đà, hỏi lý do sao Triệu Đà dám xưng đế trong một nước nhỏ bé ở phía nam như thế này. Ở trên trời không thể có hai mặt trời, cả thiên hạ này không thể có hai Hoàng đế được.
“… Tuy thế, Vương xưng là đế, hai vị đế đối lập nhau mà không có xe xứ thông hiếu, thế là tranh nhau. Chỉ tranh mà không biết nhường, thì người nhân giả không làm thế. Trẫm nguyện cùng với Vương đều bỏ hiềm trước, từ nay trở đi thông hiếu với nhau như cũ…”
Nội dung lá thư của Triệu Đà viết gởi cho vua Hán đại ý nói: Triệu Đà không thể sánh với vua Hán, không xưng đế với Vua Hán. Triệu Đà xưng đế vì _ phía dưới là Mân Việt xưng Vương, Hoàng Sa mọi rợ xưng Vương, cho đến Tây Âu Lạc Việt cũng xưng Vương. Bởi thế Triệu Đà xưng đế.
“… Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để tự cao khác với nước Ngô. Cho nên đổi xưng hiệu làm đế, để tự làm đế nước mình, không dám có điều gì hại đến thiên hạ cả…”
Chính lá thư của Triệu Đà thời bấy giờ đã xác định đất nước Tây Âu Lạc Việt (Việt Nam ngày nay) đã có chủ quyền độc lập. Xác định được Triệu Đà không làm vua ở nước ta, Ông là tướng của nhà Hán và chỉ thích làm Đế Vương.
III.Chứng cứ thứ hai: Triều đại Hùng Vương đã chi viện quân đội cho việc chống lại quân xâm lược Hán ở 3 nước Việt phía Bắc
Thời bấy giờ người Việt ở Nam sông Yên Tử đã có 4 quốc gia: Đông Việt (thuộc tỉnh Kiến Giang Trung Quốc ngày nay). Mân Việt (thuộc tỉnh Phúc Kiến ngày nay). Nam Việt (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây trung Quốc). Tây Âu Lạc Việt (Việt Nam sau này).
Năm 110 ttl, quân Hán Vũ đế đã tấn công xâm chiếm 3 nước Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt. Trong sử Trung Quốc ghi lại chi tiết rất lạ là- bấy giờ Tây Vu Vương (vùng Tây Vu nằm ở giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh bây giờ) cùng với tướng Tạ Hoàng Đồng đem quân chi viện cho Mân Việt và Đông Việt chống lại quân Hán, riêng Nam Việt không cầu cứu. Sau này Tạ Hoàng Đồng giết Tây Vu Vương và đầu hàng quân Hán. Chính vì thế Tạ Hoàng Đồng sau này được nhà Hán phong tước hầu. ( căn cứ vào chính sử Trung Quốc- Sử ký và Tiền Hán thư).
Qua tài liệu sử Trung Quốc ghi lại chúng ta đã xác định được Tây Âu Lạc Việt thời Hùng Vương vào năm 110 ttl không phải bị mất nước mà là một nước độc lập có chủ quyền.
VI. Chứng cứ thứ ba: Đồn Lạc Việt tại Trung Lô ở phía Nam sông Dương Tử bị Lưu Tú vây đánh
“ Đất nước Trung Quốc chia thành nhiều mãng khác nhau, với các xứ quân cát cứ. Về phía Bắc, Vương Mãng chiếm ngôi nhà Hán và thiết lập một triều đại mới, quân khởi nghĩa Xích Mi chống lại. Phía tây, đám Khôi Hiêu, Quách Ngỗi đứng lên hùng cứ một phương. Phía Nam, con cháu nhà Hán đứng đầu là Lưu Tú ra sức phục hồi triều đại đã mất của ông cha mình. Phía Tây Nam thì Công Tôn Thuật muốn vươn lên để chiếm lĩnh toàn bộ Trung Nguyên. Cả một nước Trung Quốc rộng lớn đã tan rã và đánh giết lẫn nhau”
Vào 20 năm đầu của tk I ttl, chính quyền Hùng Vương sau bao lần chi viện cho các nước Nam Việt và Mân Việt, cụ thể là lần chi viện cuối cùng vào năm 110 ttl, để giữ vững các quốc gia Việt miền Bắc. Lần này nhân sự rối loạn của đế chế nhà Hán. Chính quyền Hùng Vương đã cho tiến hành việc thu phục lại các đất đai của người Việt đã bị chiếm đóng từ thời Tần Thuỷ Hoàng và Hán Vũ đế, quân Lạc Việt được đưa lên đóng tận bờ sông Dương Tử tại huyện Trung Lô. Sau này Lưu Tú đã bình định Trung Quốc, thâu tóm giang sơn về một mối và lên ngôi tự xưng là Quang Vũ đế. Kế hoạch được nhà Hán vạch ra từ đó là phải lấy lại đất đai mà người Việt Hùng Vương đã chiếm.
Giai đoạn đầu, Hai Bà Trưng huy động lực lượng tiến lên đánh đuổi Tô Định và thâu phục lại 65 thành trì của người Việt cũ. Thế là nhà Hán đặt ra một kế hoạch mới, chiếu cố tới các khả năng chính trị, quân sự của người Việt. Lưu Tú đã đề cử tướng tài giỏi Mã Viện (13ttl - 49stl). Mã Viện đã mất rất nhiều thời gian để tổ chức mạng lưới tiến đánh các đạo quân Lạc Việt.
Năm 43 stl, quân Hai Bà Trưng rút về vùng Lãng Bạc, nơi đây đã xảy ra trận huyết chiến. Trận này chính bản thân Mã Viện sau này nhớ lại vẫn phân vân không biết thắng bại như thế nào. Cuối cùng, vào mùa hè tháng 4 năm 43 stl. Hai Bà Trưng bị đánh bại, phải rút về Cẩm Khê và hy sinh tại đó.
Hai Bà Trưng sau khi phất cờ khởi nghĩa thì đã chiếm 65 thành trì, phóng quân lên phía bắc chiếm đất Trung Quốc (lần đầu tiên Việt Nam đánh chiếm Trung Quốc), điều này chứng tỏ quân đội của Hai Bà Trưng kế thừa quân đội Hùng Vương ở trước. Mục đích đánh chiếm đất Trung Quốc là cho rằng lấy lại đất của tổ tiên, vì tại Trung Lô có đồn Lạc Việt mà sau này tướng Lưu Tú tên là Mã Viện đã vây đánh.
Đến đây chúng ta khẳng định triều đại Hùng Vương thời Hai Bà Trưng là một nước độc lập có chủ quyền.
V.Chứng cứ thứ tư: Sự tồn tại bộ Việt Luật
Thời đại Hùng Vương bắt đầu từ trước đây 4000 năm. Thời đại đó đã dài đến hơn 20 tk và đã để lại dấu ấn rất rõ vào các mặt sinh hoạt của dân tộc Việt Nam. Như ta đã biết nền văn hoá Hùng Vương đã đạt được một số thành tựu rực rỡ. Trước tiên nền văn hoá này đã xây dựng được một bộ máy công quyền dựa trên luật pháp, để bảo vệ biên cương và điều hành đất nước. “Có kẻ không thuận hoá thì tăng nặng thuế và việc công ích, đem một nhà này sống giữa năm nhà người hiền, khiến năm nhà này dạy một nhà kia, người thuận theo trước thì thưởng. Bề tôi giúp việc thì dùng người hiền mà không dùng dòng dõi quý phái” (Hữu bất thuận hoá giả trung dao dịch chi, dĩ kỳ nhất gia xử vu hiền giả. Ngũ gia chi gian lệnh ngũ hoá nhất gia, tiên thuận giả tưởng. Phụ thần dĩ hiền, bất dĩ quý tộc).
Dấu vết cụ thể là bộ Việt Luật mà vào năm 43 sdl, sau khi đánh bại Hai Bà Trưng, Mã Viện đã phải điều tấu: “ Hơn mười điều của Việt Luật” ( Hậu Hán thư). Đến nay bộ Việt Luật này đã mất cùng chung với Hán Luật. Nhưng điều chúng ta khẳng định ở đây là bộ Việt luật ngang tầm cỡ với Hán Luật, cho phép ta giả thiết đó là bộ luật hoàn chỉnh với các quy định và điều khoản được ghi chép rõ ràng, chính vì thế mà Mã Viện đã đem so sánh với Hán Luật và phát hiện có “hơn mười điều” không giống. Với một bộ luật như thế tồn tại, tất nhiên một chính quyền khởi nghĩa như Hai Bà Trưng không thể có đủ thời gian để thiết lập. Một khi đã vậy, Việt luật là một điểm chỉ chắc chắn về sự tồn tại của một chính quyền Hùng Vương độc lập năm 110 ttl đến 43 stl. Chỉ một tồn tại liên tục lâu đời cỡ đó mới cho phép ra đời một bộ luật hoàn chỉnh và có tác động rộng rãi trong xã hội. Chính vì tác động rộng rãi này mà Mã Viện bắt buộc phải điều chỉnh các điều khoản của Việt Luật cho phù hơp với Hán Luật.
Điều đáng nói, để có một bộ luật như Việt Luật, ngôn ngữ tiếng Việt thời Hùng Vương đã đạt đến một trình độ phát triển chính xác, đủ để phát biểu những quy định thành một văn bản pháp quy. Và để ghi những văn bản pháp quy đó, tiếng Việt phải có một hệ thống chữ viết riêng, mà dấu tích ngày nay ta có thể thấy qua bài “Việt Ca” ghi trong tập Thuyết Uyển
Thuyết Uyển là bộ sách duy nhất đã chép ra nguyên văn một tác phẩm văn học khác với tiếng Trung Quốc, đó là bài Việt Ca. sau nay được dịch ra tiếng Sở rằng:
“ Kim tịch hà tịch hề khiển trung châu lưu
Kim nhật hà nhật hề đắc dự vương tử đồng chu
Mông tu bị hảo hề bất tí cấu sĩ
Tâm cơ ngoan nhi bất tuyệt hề tri đắc vương tử
Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi
Tâm duyệt quân hề quân bất tri”
Dịch: Chiều nay chiều nào hề nhỏ dòng Trung châu
Ngày nay ngày nào hề được cùng thiền với vua
Được ăn mặc đẹp hề không trách nhục hổ
Lòng từng ngang mà không dứt hề biết được vương tử
Núi có cây hề cây có cành
Lòng thích vua hề vua chẳng rành
Thông tin về bài Việt Ca này được ghi trong truyện Nguyên Hậu trong tiền Hán thư. Qua bài Việt Ca ta khẳng định vào thời Hùng Vương đã xuất hiện một ngôn ngữ Việt Nam, mà có thể tìm thấy trong Lục độ tập kinh, trong đó còn bảo lưu trên 15 trường hợp các cấu trúc ngữ học theo văn pháp tiếng Việt.
VI.Những chứng cứ ấy nói lên điều gi
Qua những chứng cứ trình bày ở trên ta xác định được thời Hùng Vương tồn tại từ khởi nguyên cho đến năm 43 stl mới chấm dứt sau cuộc chiến tranh Hoa Việt năm 39-43 stl. Hai Bà Trưng có thể coi như hai vị vua cuối cùng của Triều đại Hùng Vương vì có những phát hiện chứng tích không phù hợp.
-Thứ nhất là lá thư của Triệu Đà gởi cho Hán Văn đế vào năm 179 ttl, xác nhận Tây Âu Lạc tức nước ta đang có vua. Thứ hai là Mã Viện điều tấu Việt luật có hơn 10 điều khác Hán luật. Như thế Triệu Đà không làm vua nước ta. Dòng họ Triệu chỉ làm vua nước Nam Việt tức vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.
-Còn An Dương Vương, tuy được Giao Châu ngoại vức ký ghi lại tương đối sớm, đây là một phiên bản Việt Nam của truyện anh hùng ca Mahabharata lưu hành trong dân gian Việt Nam, sau đó được một số trí thức Trung Quốc thu nhập lại và chép ra trong Giao Châu ngoại vức ký.
-Thành Cổ Loa được coi như một căn cứ quân sự lớn từ thời Hùng Vương, mà sau này khi thắng trận Mã Viện đã cũng cố lại và gọi bằng tên thành Kén (Kiểu thành). Thành Cổ Loa này đã từng là nơi đóng quân của hai Bà Trưng, như một số truyền thuyết đã có.

C. KẾT LUẬN
Lịch sử thời đại Hùng Vương là những trang đầu tiên của lịch sử Việt Nam mặc dầu thời đại này dài đến hơn hai mươi thế kỷ. Song đối với toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam thì nó chỉ là buổi bình minh rực rỡ. Tất cả các truyền thống ưu tú của dân tộc rãi ra ở các thời kỳ lịch sử của dân tộc đều có chung một ngọn nguồn; thời đại Hùng Vương. Thời đại này mang trong mình nó tương lai của dân tộc. Nói khác đi, thể hiện các truyền thống tốt đẹp của dân tộc như kiên cường bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm, đoàn kết dân tộc để dựng nước và giữ nước. Qua những chứng cứ lịch sử trên chúng ta có quyền xác định thời đại Hùng Vương tồn tại từ khởi nguyên cho đến năm 433TL, thời Hai Bà Trưng.


THƯ MỤC THAM KHẢO

1.Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hồ Chí Minh: nxb TP. HCM, 2001.
2.Lê Mạnh Thát, Thiền Uyển Tập Anh, Sài gòn, Tu thư Phật học Vạn Hạnh, 1976.
3.Nhiều tác giả, Thời Đại Hùng Vương, Hà Nội: nxb Khoa học xã hội, 1973.
4.Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hà Nội: nxb. Văn hoá- Thông tin, 2004.

[Trở về]

 


Tin nổi bật
Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện tại Thượng Viện Hoa Kỳ

Chùm ảnh : Không khí đón mừng Lễ Phật đản tại thành phố Jeonju - Hàn Quốc

Tu sửa tượng Phật cao nhất thế giới
LIEN KET
Duc Phat
Hạ Long
N. Augusta
North Augusta, South Carolina Forecast
Augusta
Augusta, Georgia Forecast
Hà Nội
Ha Noi
Tp Tam Kỳ
Da Nang
Tp Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh
New Delhi
New delhi
Tokyo
Tokyo

Address: 924 W Martintown, North Augusta, SC 29841
Tel: +16789252202