|
BỐI CẢNH TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA XÃ HỘI ẤN ĐỘ THỜI KỲ TIỀN PHẬT GIÁO
Ấn độ là bán đảo lớn, một tiểu lục địa nằm ở phía Nam châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn độ dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo vòng cung dài 2600km, có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000m, quanh năm phủ tuyết được coi là “trụ trời”. Sự hiểm trở của núi non ở đây đã ngăn cách Ấn độ với thế giới bên ngoài.
A. DẪN NHẬP
Bối cảnh xã hội Ấn độ thời cổ đại
1.Điều kiện tự nhiên
Ấn độ là bán đảo lớn, một tiểu lục địa nằm ở phía Nam châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn độ dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo vòng cung dài 2600km, có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000m, quanh năm phủ tuyết được coi là “trụ trời”. Sự hiểm trở của núi non ở đây đã ngăn cách Ấn độ với thế giới bên ngoài.
Đất nước Ấn độ rộng lớn với điều kiện thuận lợi về tự nhiên đã cung cấp cho đời sống hết sức là phong phú, đa dạng, nhưng cũng hết sức phức tạp và khắc nghiệt. Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng chi phối đến giá trị sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người, được thể hiện qua tập quán, phong tục, tôn giáo… Vì vậy, triết lý Ấn độ thiên về giá trị đạo đức tâm linh hướng nội, nhằm mục đích tìm ra cái bản nguyên vốn tự có trong mỗi con người.
Miền Bắc Ấn độ thuộc tỉnh Kashmir nằm viền dãy Hymalaya, là xứ sở tuyết phủ quanh năm. Hymalaya như bức tường thành ngăn cách với thế giới bên ngoài, tự nhiên đa dạng phong phú, khí hậu khắc nghiệt. cho nên người Ấn độ dựa vào yếu tố thiên nhiên để sáng tạo ra các vị thần. Tự nhiên có bao nhiêu hiện tượng thì con người sáng tạo bấy nhiên vị thần linh. Đó gọi là thế giới quan thần thoại tôn giáo, các vị thần đó thể hiện qua các hiện tượng tự nhiên. Họ cầu xin và bày tỏ tâm nguyện gởi gắm ước vọng của mình với các vị thần nhằm được ban phước lành.
Miền trung Ấn độ khi dãy Hymalaya kiến tạo nên dòng sông Ấn và sông Hằng, đã tạo dựng lên đồng bằng sông Ấn nổi tiếng. Tuy cùng bắt nguồn từ chân Hymalaya nhưng chúng chảy theo 2 hướng ngược chiều nhau. Chính nơi đây đã hình thành nền văn minh sông Ấn cuối thế kỷ thứ III-II (B,C). Nền văn minh nổi tiếng này gọi là văn minh Mohenjo-Daro và Harappa, nền văn minh có tính chất đô thị – lúa nước… Đây là chủ thể của nền văn minh sông Ấn, sông Hằng. Những quan niệm triết lý tôn giáo Ấn độ thể hiện qua các vị thần thánh, vị thần đó là biểu tượng của mọi triết lý, tư tưởng thần thoại tôn giáo sau này.
Sông Hằng được coi là con sông linh thiêng nhất của Ấn độ, nó bắt nguồn từ dãy Hymalaya qua phía Bắc Ấn. Sông Hằng là cái nôi phát triển của nền văn minh công nghiệp lúa nước cổ xưa nhất và là nơi phát sinh ra các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của Ấn độ cổ đại.
Nam Ấn là cao nguyên Deccan rộng lớn có nhiều rừng rú, tiến xuống phía Nam thì ánh nắng cháy chang quang năm suốt tháng. Vùng này khí hậu vô cùng khắc nghiệt, kinh tế phát triển rất trì trệ cực nhọc. Vì vậy ảnh hưởng đến tâm lý làm trì trệ, con người trở nên biếng nhác, không lao động, ngồi một chỗ trầm tư – tư duy, đi vào cảnh giới trừu tượng mang tính thâm trầm cao siêu để tìm ra con đường giải thoát.
2.Điều kiện xã hội
Ấn độ là một nước không chỉ ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xã hội để hình thành triết lý sống của người Ấn độ.
Chế độ nô lệ Ấn độ vẫn có chế độ sở hữu nô lệ về sự phân chia chủ và tớ, nhưng nó không phát triển thuần thục như các nền văn minh khác. Vì vậy, các hình thái xã hội nô lệ vẫn còn tồn tại đến thế kỷ XIX, cho nên gọi là xã hội mang tính trí tuệ chậm chạp.
Ngoài ra còn có chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Varna là chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội. Nó hình thành khi người Arỳanam nhập Ấn độ. Nó xây dựng lên chế độ chủ – tớ, thể hiện sự phân biệt bộ tộc Aryan tối cao với người dân bản địa Nàga-Nunha và Dravidian (thấp hèn) để thống trị bộ tộc.
Tàn dư chế độ phân biệt đẳng cấp và chế độ nô lệ vẫn còn mãi cho đến ngày nay, mang tính cổ truyền, thể hiện rõ dấu ấn và phong tục, tập quán. Nó quy định đời sống tinh thần xã hội. Cho nên, người ta khái quát thành 4 giai cấp lớn trong luận văn kinh tế chính trị Manu và Cautilya (Athasaton) và đặc biệt trong kinh sách Ấn độ giáo đó là tư tưởng Veda, tư tưởng Bràhmana, tư tưởng Upanishad.
B. NỘI DUNG
I/ Tư tưởng Rigveda (Vệ Đà)
1.Tại sao gọi là Rigveda
Vì toàn bộ sinh hoạt xã hội như phong tục, tập quán, tư tưởng, tôn giáo… của Ấn độ cổ đại đều được phản ánh tập trung trong các kinh veda và sau đó là trong các tập anh hùng ca cổ Ấn độ Rámàyana và Mahàbhrata.
2.Vệ đà trên cơ sở thế giới quan thần thoại tôn giáo tín ngưỡng
Họ giải thích vũ trụ vạn vật bằng những biểu tượng về các vị thần tự nhiên. Những vấn đề tự nhiên đó thể hiện sâu sắc về mặt triết lý tư tưởng mang tính trừu tượng, họ lý giải căn nguyên vũ trụ, giải thích bản chất đời sống tâm linh con người được hình thành. Trong tập thơ Rigveda có nói:
“Ai biết được sự thật và ai ở đây có thể tuyên bố cả thế giới này sinh từ đâu và từ đâu đến?
Những thiên thần cũng sinh ra sau thế giới này
Ai biết được thế giới này sinh ra từ đâu?
Nó là nguồn gốc đầu tiên của thế giới này,
Ai biết được nó tạo ra thế giới này không.
Nó là đôi mắt từ bầu trời cao kiểm soát thế giới này.
Nó thật sự ắt là biết được hay là Nó cũng không biết?”
3.Niên đại Vệ Đà
a. Niên đại: Vào khoảng thế kỷ XV (B.C) hay vào khoảng thế kỷ X…XII (B.C). Các thánh kinh vệ đà đã được lưu truyền vào thế kỷ XV (B.C), đây là thời gian hầu hết các học giả ngày nay chấp nhận.
b. Nguồn gốc: Với một dung lượng đồ sộ, nội dung phong phú và khá hỗn độn của kinh vệ đà, người ta đã đưa ra 2 cách lý giải về nguồn gốc của nó.
- Nguồn gốc thần thoại tôn giáo: Người Ấn độ xem kinh Vệ đà là những chân lý thiên khải do thần linh, đấng sáng tạo ra vũ trụ mách bảo cho loài người ở mỗi chu kỳ vũ trụ (Kalpa), tính từ khi vũ trụ sáng tạo ra cho đến khi bị tiêu diệt, bằng 1 ngày của Bràhman hay bằng 1000 Mahayaga (Đại thời đại). Đại thời đại chia làm 4 thời đại:
-Thời đại toàn tác (krota-yuga)
-Thời đại tam (Treta-yuga)
-Thời đại nhị (Drapa-yuga)
-Thời đại vong (Kali-yuga)
Mỗi thời đại đều có chân lý mặc khải để truyền đạt cho nhân gian, đó là quan điểm thần thoại tôn giáo.
Những chân lý thiên khải trong vệ đà là chân lý tuyệt đối, tự nó tồn tại, siêu thời gian. Con người có biết hay không nó vẫn tồn tại trong một thời gian nhất định. Thời kỳ Vệ đà việc tế tự rất được chú trọng. Vì người ta tin rằng những nghi thức tế lễ con người mới có thông đạt với thần linh, đạt được tri thức thiên khải đồng nhất với tinh thần sáng tạo tối cao. Mặc khác người ta đã không ngừng phát triển lý trí để giải về nguyên lý của vũ trụ và bản chất của nhân sinh. Chính quan niệm mặc khải này có hai mặt trái là bảo thủ và trì trệ, làm cho con người không thể phát sinh tính sáng tạo.
- Nguồn gốc triết lý: Người ta cho rằng kinh Vệ đà không phải là thiên khải, cũng không phải là do một nhân vật nào sáng tác, nó là một bộ sách thâu lượm, sưu tầm, ghi chép tất cả những câu ca dao, vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn độ, về những tập tục, lễ nghi, quan điểm, tư tưởng và những bài thánh ca, ca chầu, cầu nguyện các đấng thần linh của người Aryan ở nhiều địa phương dọc theo con sông Indus, Gange và cả dưới chân núi Hymalaya qua các thời đại khác nhau. Do vậy, tri thức trong Vệ đà là tri thức mang tính tổng hợp, hỗn độn, bao gồm cả triết lý thần thoại, tôn giáo, lễ nghi, phong tục, tập quán, thi ca, lịch sử… Nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức truyền thống của người Ấn độ. Nó không chỉ là “tri thức thiên khải” mà còn là kho tàng tri thức kinh nghiệm đời sống, là ước mơ, nguyện vọng và tình cảm của họ.
Như vậy, chúng ta có thể cho rằng: các kinh Vệ đà vừa mang tính thần thoại vừa mang tính triết lý, vừa là sự dò dẫm tìm tòi, vừa là sự khám phá sáng tạo ban đầu. Nhưng hiện tại cuộc sống vẫn là nguồn gốc của hệ tư tưởng Vệ đà, nó chính là cội nguồn của tư tưởng triết học tôn giáo Ấn độ. Nội dung tư tưởng thánh Vệ đà, đặt biệt là Rig-Veda là một trong những cội nguồn của tư tưởng triết học tôn giáo Ấn độ. Không chỉ là những bài ca tôn sùng sự tích, công đức của các vị thần có nguồn gốc gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, không chỉ là những giáo lý, nghi lễ của các giáo sĩ… trước sự mênh kỳ bí, vô tận của vũ trụ và cuộc sống, thông qua đó là tư tưởng triết lý của họ. Đây là bước chuyển từ tư duy triết học, từ thế giới quan đa thần sang nhất thần, từ đa nguyên sang nhất nguyên, là logic phát triển nội tại của nhận thức.
II/ Tư tưởng Bràhmana (Phạm Thư) của Bàlamôn giáo
1.Niên đại
Vào khoảng thế kỷ X-XIII (B.C)
2.Nguồn gốc
Người Aryan từ nhiều miền khác nhau tiến vào khu vực sông Hằng. Nơi đây khoáng sản phì nhiêu để phát triển trồng trọt, canh tác, họ xây dựng lên các quốc chiếm hữu nô lệ, chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hà khắc lẫn nhau. Chính giai đoạn này Bàlamôn giáo hình thành. Giai đoạn Bàlamôn giáo thống trị xã hội, đưa ra nghi lễ tôn giáo với bộ kinh Bràhman được ra đời, nhằm để giải thích và thuyết minh cho các nghi lễ của Vệ đà. Tư tưởng Bàlamôn giáo có tính chất bao quát cả thế giới quan, nhân sinh quan và cả nghi thức tế lễ đã ăn sâu vào đời sống tinh thần xã hội nô lệ của Ấn độ. Thời đại này gọi là “tế thần vũ trụ quan”.
3.Chia xã hội thành 4 giai cấp
a. Giai cấp Bàlamôn (Brahmin): gồm những giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái, họ tự nhận mình là cao tượng, sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma), thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
b. Giải cấp sát đế lị (Kshatriya): là hàng vua chúa quý phái tự cho mình sanh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
c. Giai cấp Vệ xá (Veisja): là những thương gia, chủ điền, tin mình sinh ra từ bụng Phạm Thiên, có nhiệm vụ chăn nuôi, làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, nói chung là đảm đương về mặt kinh tế trong xã hội.
d. Giai cấp thủ đà la (Soudra): là hạn hạ tiện, nô lệ, tin mình sinh ra từ gót chân Phạm Thiên, mặc dù họ làm công cho toàn xã hội, họ có thể bị bán hay giết đi, họ chẳng có tí quyền nào, họ giữ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên.(1)
Ngoài bốn giai cấp trên, còn một hạng người hạ tiện nhất là giống Parias, giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục tối tăm. Họ không được phép giao dịch hoặc nói chuyện, hôn nhân, quan hệ tình cảm… với những người thuộc đẳng cấp khác. Họ làm những việc khó nhọc mà những người ở các đẳng cấp khác không làm như thiêu xác, nhặc những mảnh vải còn lại sau khi thiêu xác…
“Chỉ có giai cấp Bàlamôn là tối thượng, các đẳng cấp khác đều thua kém. Chỉ có người Bàlamôn mới có màu da trắng, những người khác đều da đen. Chỉ có người Bàlamôn được sinh ra và nuôi dưỡng trong sạch, những người khác không được như vầy. Chỉ có người Bàlamôn mới có con cháu chân chính của Phạm Thiên, từ miệng Phạm Thiên sinh ra, có tổ tông là Phạm Thiên, được Phạm Thiên tạo ra, là nối nghiệp và thừa tự của Phạm Thiên…”(2)
4.Tư tưởng triết học của Bràhmana có 3 giai đoạn
a. Giai đoạn 1: Lấy Prajapati (sinh sản) làm trung tâm (tư cách của Prajapati là thần tối cao tạo ra vũ trụ là con người. Nên giai đoạn này thuộc về quan niệm sáng tạo).
b. Giai đoạn 2: Lấy Bràhaman (đại ngã) làm trung tâm (Bràhaman thay thế prajapati để nắm quyền chi phối các vị thần).
c. Giai đoạn 3: Lấy Aøtman (tự ngã) làm trung tâm (Bràhaman và Aøtman cùng một thể. Bràhaman thuộc về phương diện tâm lý, Aøtman khi lìa thể xác thì linh hồn được quy thuộc về Bràhaman).
Tóm lại, xã hội Ấn độ thời bấy giờ là một xã hội chia ra đẳng cấp, một xã hội bất công, bất bình đẳng, duy trì một chế độ áp bức bóc lột, một xã hội mà tư tưởng thần quyền và giáo quyền ngự trị tư duy của người.
III/ Tư tưởng Upanishad (Aùo Nghĩa Thư)
1.Niên đại
Tiếp theo Brahman là triết học Upanishad được hình thành trong khoảng thế kỷ VIII-VI (B.C)
2.Nguồn gốc kinh Upanishad
Kinh Upanishad là những lời bình chú triết học tôn giáo về các lễ nghi thuyết yếu và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài kinh cũng như các bản thần thoại của thánh kinh Vệ đà. Sự xuất hiện kinh Upanishad đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học.
Từ khi các kinh Vệ đà thiên tụng về con đường thờ phụng cầu xin sự phù hộ và ban phước lành của các đấng thần linh, biểu thị cho sức mạnh của thiên nhiên được nhân hóa hoặc tìm cách thể nhập với đấng tối cao của vũ trụ thì các kinh Upanishad muốn khai phá con đường trí tuệ để lý giải những vấn đề bản thể vũ trụ và bản chất đời sống tâm linh của con người.
Kinh Upanishad không có sự phân biệt rạch rõi giữa triết lý và tôn giáo. Nó cố gắng đi tìm bản chất sâu kín của vũ trụ chìm sâu trong cái bề mặt thiên hình vạn trạng của thế giới rồi thành kính thể nhập vào bản thể tuyệt đối đó. Do vậy, trong các kinh Upanishad có nhiều chỗ vô lý, mâu thuẫn, ngây thơ đôi khi cũng mông lung, nhưng cũng có nhiều chỗ ẩn dấu những tư tưởng sâu sắc trong lịch sử triết học.
3.Khái quát nội dung tư tưởng triết học của kinh Upanishad
a. Nội dung tư tưởng
Tư tưởng chủ đạo của các tập Upanishad rõ ràng là nhất nguyên (monistic) và duy tâm (idealistic). Cần hiểu chữ tâm một cách rộng rãi hơn, sâu sắc hơn cách hiểu của người bình thường. Tâm ở đây không chỉ cho cái tâm thức của con người cá thể. Các tập Upanishad nói tới cái tinh thần thánh thiện, cái tinh thần chiếu sáng, cái tinh thần vũ trụ…
Những câu như “Tất cả cái đó đều là Brahman”, “không có cái gì khác biệt ở đây” hay “không phải mặt trời chiếu sáng, không phải mặt trăng và các vì sao chiếu sáng… Tất cả chỉ chiếu sáng, qua tinh thần chiếu sáng…” (3)
Nội dung, mục đích căn bản của kinh Upanishad nhằm vạch ra nguyên lý tối cao tuyệt đối, bất diệt bản thể của vũ trụ vạn vật. Lý giải về thực chất bản tính con người và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần con người với nguồn gốc bất diệt vũ trụ. Từ đó chỉ ra con người, cách thức giải thoát con người ra khỏi ràng buộc của thế giới sự vật hiện tượng hữu hình, hữu hạn trong ảo ảnh phù du này.
b. Con đường giải thoát con người qua 3 phương diện
- Quan niệm đầu tiên là quan niệm Adwaita. Adwaita có nghĩa đen là “phi nhị” tức là không hai, nghĩa là tiểu ngã hoặc linh hồn của mỗi chúng sanh đều cùng chung một bản thể tuyệt đối. Với quan niệm này, Aùo nghĩa thư đã trút bỏ bề mặt đa thần của truyền thống Vệ đà, và bộc lộ rõ rệt bản chất nhất nguyên hay vạn vật hữu nhất thể.
- Quan niệm thứ hai là quan niệm luân hồi nghiệp báo, mỗi linh hồn từ thời nguyên thủy đều phải trải qua một cuộc hành trình đăng đẳng qua các thế giới và giống loại cho tới khi đạt được thức giác viên mãn.
- Quan niệm thứ ba là quan niệm giải thoát, nêu rõ cái cứu cánnh siêu thoát của giáo lý. Siêu thoát là trở về, là hợp nhất tiểu ngã với đại ngã. Linh hồn chúng sanh với Phạm Thiên là giải bỏ được cái quyền mộng của thế giới tương đối và thể nhập thế giới tuyệt đối.
Cầu cho rằng với quan niệm giải thoát là cuộc đời đau khổ. Áo nghĩa thư đã bộc lộ nhiều sắc thái bi quan trước kia không thấy trong kinh Vệ đà.
C. KẾT LUẬN
Qua sự trình bày trên ta thấy được xã hội Ấn độ thời đức Thích Ca rất là phức tạp. Một xã hội tồn tại rất nhiều tôn giáo khác nhau, từ tôn giáo tâm linh đến tôn giáo triết học. Đặc biệt tư tưởng trong ba thời kỳ: Rigveda, Bràhmana và Upanishad là tư tưởng căn bản của Bàlamôn giáo, đã thể hiện sự quan niệm sai lầm và lệch lạc của con người đối với vấn đề đạo đức nhân sinh và vũ trụ.
Tóm lại, xã hội Ấn độ thời bấy giờ là một xã hội chia ra dẳng cấp, một xã hội bất công, bất bình đẳng, duy trì một chế độ áp bức bóc lột, một xã hội mà tư tưởng thần quyền và giáo quyền ngự trị tư duy con người.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1.Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn độ, Hà Nội: nxb Thanh niên, 1999.
2.Thích Quảng Độ (dịch), Nguyên Thủy Phật Giáo tư tưởng luận, Sài Gòn, 1971.
3.HT. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật Giáo Ấn Độ, GHPGVN. THPG TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1999.
4.Hoàng Tâm Xuyên, Mười Tôn Giáo lớn trên Thế Giới, Hà Nội: nxb Chính Trị Quốc Gia, 1999.
5.Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông tập 3, HCM: nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001.
[Trở về]
|
|